Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Rich snippets là gì? Hướng dẫn sử dụng Rich Snippets cho website

Với những người làm Seo chuyên nghiệp thì khái niệm Google Rich Snippests không phải là khái niệm quá xa lạ. Bài viết này sẽ giúp bạn đi tìm lời giải cho câu hỏi Google Rich Snippets là gì cùng với các vấn đề liên quan xung quanh nó.

1. Rich Snippets là gì?

Hiểu một cách đơn giản Rich Snippets là một đoạn thông tin đặc biệt dùng để hiển thị thêm các thông tin trên các công cụ tìm kiếm giúp cho người dùng dễ dàng xác định đúng kết quả tìm kiếm mà họ đang cần.

Nếu như không có sự trợ giúp của các Rich Snippets này thật sự người dùng sẽ rất khó khăn trong tìm kiếm, phải mất rất nhiều thời gian mới có thể có kết quả theo mong muốn của mình.

2. Các loại Rich Snippets thường gặp

Author

– Author: giúp hiển thị đường link dẫn tới những thông tin cá nhân của tác giả, author có kèm cả ảnh và tên tác giả của bài viết đó. Điều này giúp cho người dùng biết được ai là tác giả của bài viết. Đặc biệt nếu như bạn cũng sử dụng Google Plus thì có thể nhấp link để tới trang cá nhân của tác giả.

Brescrumbs

– Brescrumbs: Giúp hiển thị link điều hướng các chuyên mục của bài viết đó giúp cho người dùng biết được bài viết đang đọc được nằm trong chuyên mục nào, cấu trúc liên kết dẫn tới nó ra sao.
Event

– Event: Những thông tin quan trọng nổi bật trong sự kiện mà bạn tổ chức hiển thị được gọi là Event. Thông tin này bao gồm những thông tin cơ bản nhất của sự kiện như: tên event, thời gian bắt đầu diễn ra, thời gian kết thúc, địa điểm tổ chức event ở đâu.

Organizations

– Organizations: Giúp hiển thị thông tin của cơ quan sở hữu trang web như tên cơ quan, trụ sở, số điện thoại và link đường dẫn tới trang web.
People

– People: Giúp hiển thị nơi làm việc như công ty, địa điểm và vị trí làm việc của một người nào đó.
Products

– Products: Đây là Rich Snippets rất quan trọng với những người bán hàng qua mạng giúp hiển thị những thông tin cần thiết khi bán hàng như giá tiền, đánh giá của các khách hàng đã mua sản phẩm.
Recipes

– Recipes: Tính năng này giúp hiện những thông tin nổi bật trong bài viết ẩm thực như thời gian hoàn thành, công thức, thông tin đánh giá. Đó là thông tin rất thú vị và hấp dẫn với những người yêu thích ẩm thực.
Review

– Review: Hiển thị giá của sản phẩm và đánh giá của người dùng về sản phẩm.

Software Application

– Software Application: Hiển thị hình ảnh đại diện và giá tiền của ứng dụng. Khi bạn đăng một ứng dụng lên và muốn hiển thị thông tin liên quan đến ứng dụng thì ta nên sử dụng điều này.
Facebook Share

– Facebook Share: Rich Snippets bao gồm tùy chỉnh tiêu đề, giới thiệu và hình ảnh để khi chia sẻ liên kết lên facebook nó sẽ hiển thị cả tiêu đề, giới thiệu, hình ảnh.

3. Lợi ích khi sử dụng Rich Snippets

Như chúng ta đã biết thì có rất nhiều loại Rich Snippets, ít nhất là 10 loại kể trên: Author, Brescrumbs, Event, Organizations, People, Products, Recipes, Review, Software Application, Facebook Share…. Trong đó, mỗi loại Rich Snippets lại đảm nhận những vai trò khác nhau.

Chúng ta có thể nói tóm gọn lại lợi ích của Rich Snippets đó là làm nổi bật kết quả trang web của bạn trên bộ máy tìm kiếm. Giữa hàng nghìn website thật khó thể biết được thông tin website nào là hữu ích với người dùng nếu như không có đoạn mô tả của Rich Snippets. Rich Snippets giúp bổ sung những thông tin giá trị với người dùng, khả năng họ sẽ nhấp chuột vào trang web cao hơn bởi vì trang web của bạn chứa đựng những thông tin có thể phù hợp với nhu cầu mà họ đang tìm kiếm.

Hiểu được những lợi ích khi sử dụng Rich Snippets mang lại bạn đừng quên áp dụng nó vào trong trang web của bạn. Chắc chắn rằng nó sẽ giúp cho trang website của bạn chuyên nghiệp hơn, giúp người dùng tin tưởng hơn, đặc biệt là sẽ tăng số lần click vào trang web của bạn đáng kể. Mỗi Rich Snippets lại có những tác dụng riêng nên hãy tùy vào từng website mà lựa chọn Rich Snippets phù hợp để tối ưu hóa thông tin hiển thị, giúp người dùng dễ dàng tìm đến trang của bạn hơn.

4. Hướng dẫn sử dụng Rich Snippets

Rich Snippets có những lợi ích tuyệt vời, sử dụng Rich Snippets cũng không quá khó như bạn nghĩ. Google đã hướng dẫn 3 bước để thực hiện Rich Snippets như sau:

4.1. Bước 1: Chọn định dạng cho cấu trúc HTML

Hiện nay thì có 3 kiểu định dạng để tạo Rich Snippets thông qua cấu trúc HTML trên chính website của bạn gồm có: Microdata, Microformats, Rdfa. Google khuyên người dùng nên sử dụng kiểu định dạng cơ bản đó là Microdata, có lẽ rằng kiểu định dạng này được cập nhật thường xuyên và hỗ trợ tốt nhất trên nền tảng. Tất nhiên rằng bạn có thể thử sức với các kiểu định dạng khác nhưng nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên sử dụng Microdata. Kinh nghiệm của nhiều đàn anh cho rằng Google khuyên sử dụng cái gì thì chúng ta nên sử dụng cái đó sẽ an toàn và hiệu quả hơn nhiều.

4.2. Bước 2: Định dạng nội dung

Một bước quan trọng trong hướng dẫn sử dụng Rich Snippets của Google đó là định dạng nội dung. Google cũng chỉ rõ những nội dung được Google hỗ trợ cho Rich Snippets.

– Review: Rich Snippets để đánh giá nội dung

– People: Rich Snippets giúp hỗ trợ định dạng thông tin cá nhân

– Product: Rich Snippets để hiển thị thông tin nổi bật của sản phẩm

– Businesses and organizations: Rich Snippets giúp hiển thị thông tin của tổ chức hay doanh nghiệp.

– Event: Rich Snippets định dạng thông tin quan trọng của sự kiện

– Music: Rich Snippets hiển thị các thông tin có liên quan đến âm nhạc

4.3. Bước 3: Kiểm tra Rich Snippets

Sau khi đã định dạng xong nội dung của các Rich Snippets, bạn cần phải kiểm tra xem Rich Snippets vừa định dạng đã chính xác chưa. Bạn nên sử dụng các công cụ được cung cấp bởi Google để kiểm tra lại sẽ hiệu quả hơn. Để Google Rich Snippets có thể hiển thị trên kết quả tìm kiếm nếu bạn đã thực hiện đúng các bước cũng cần phải cần có thời gian.Hướng dẫn sử dụng Rich Snippets cùng với những thông tin trên đây hy vọng rằng bạn có thể hiểu tường tận hơn về khái niệm này. Rich Snippets rất quan trọng với website nên đừng bỏ qua điều này trong trang web của bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét