Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Footprint là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách tránh Footprint

Footprint là gì vẫn còn là một ẩn số với không ít người đang tập tành học SEO. Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về Footprint chắc chắn sẽ hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về nó.

1. Footprint là gì?

Có nhiều quan điểm cho rằng Footprint sẽ có thể khiến các website trong hệ thống bị phạt, bị Google đánh tụt hạng cùng một lúc. Rất nhiều SEOer đang rất lo lắng, đang muốn tránh gặp phải Footprint, tìm tòi những cách setup để Google không phát hiện được Footprint trong website của mình. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rõ được vấn đề này, vẫn chưa hiểu được một cách chính xác Footprint là gì, làm thế nào để tận dụng được nó đúng cách, gia tăng sức mạnh cho website.

“Footprint được gọi là thuật toán dấu chân được Google phát triển. Mục đích của thuật toán Footprint là phát hiện ra những thủ thuật từ các website nhằm đánh lừa công cụ tìm kiếm. Điều này khiến cho sắp xếp thứ hạng của Google dễ bị sai lệch, không còn đáp ứng tốt những nội dung theo mục đích tìm kiếm của người dùng.”

Bạn có thể hình dung như thế này. Khi bạn đi trên cát chắc chắn rằng những nơi bạn đi qua sẽ có dấu chân lưu lại, người khác sẽ biết được rằng bạn đã đi qua đây rồi. Tương tự như vậy trong SEO khi bạn thực hiện điều gì đó quá nhiều lần thì Google cũng sẽ phát hiện được, dấu chân đó giống như một vết nhơ. Nó cho Google biết rằng bạn đã thực hiện điều gì đó quá nhiều lần một cách cố tình, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thứ hạng của Google và Google chắc chắn sẽ có những hình phạt khi phát hiện điều gì đó khác thường liên quan đến Footprint.

2. Dấu hiệu để nhận biết Footprint

Thuật toán FootPrint là một trong những thuật toán quan trọng của Google. Thứ hạng website của bạn có thể bị đánh tụt thậm chí chịu nhiều hình phạt khác từ Google. Chính vì vậy mà bạn cần phải biết được dấu hiệu nhận biết Footprint là gì để có biện pháp tránh.

– Những backlink được trỏ về từ những website mà đang cùng sử dụng một nhà cung cấp host. Chẳng hạn như bạn có 10 website mà đều cùng sử dụng chung 1 host thì Google sẽ rất dễ dàng phát hiện ra điều này.

– Backlink được trỏ về từ trang có cùng địa chỉ IP giống nhau.

– Những trang web dùng chung 1 giao diện và source code. Chẳng hạn bạn có 10 trang web đề dùng chung một giao diện, bạn đã lạm dụng quá mức rồi. Google sẽ hiểu rằng bạn tạo ra những trang web này là có mục đích khác, không hẳn là mục đích hướng đến người dùng. Nếu như những trang web như thế này bị dính Footprint thì đừng quá ngạc nhiên.

– Trang web được đăng ký với cùng thông tin chủ sở hữu.

Trên đây là một trong những dấu hiệu chính giúp Google phát hiện rằng website của bạn dính Footprint. Vậy nên bạn cần hết sức cẩn thận nhé, nhất là với những website vệ tinh.

3. Cách sử dụng Footprint hiệu quả nhất

Có lẽ rằng bạn đang nghĩ là Footprint hoàn toàn bất lợi, bạn cần phải tìm mọi cách để tránh nó. Thực ra thì ngoài những điểm tiêu cực đó thì Footprint vẫn có những khía cạnh tích cực riêng mà các SEOer cần phải dùng đến nó để thực hiện những mục tiêu của mình.

3.1. Trường hợp cần sử dụng Footprint

Không phải rằng bất cứ lúc nào khi làm SEO bạn cũng cần phải suy nghĩ để tránh Footprint mà cũng có trường hợp bạn sẽ rất cần đến nó. Đó là khi bạn cần Google phát hiện và xác định những việc mà bạn vẫn đang cố gắng thực hiện. Khi làm SEO nhiều người có ý tưởng và mong muốn phát triển thương hiệu. Đây là một ý tưởng rất tốt, để thực hiện điều này bạn cần tạo ra website với các thông tin được đăng ký đầy đủ như địa chỉ, điện thoại, tên công ty, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động là gì? Tiếp theo bạn cần tạo các tài khoản mạng xã hội để đăng ký thông tin như vừa đăng ký với website. Những thông tin này phải trùng nhau.

Khi bạn tạo các thông tin giống nhau như vậy chắc chắn rằng Google sẽ phát hiện ra điều bất thường, các bạn đang cố tình để lại dấu chân. Lúc này mặc dù rằng trang của bạn bị dính Footprint nhưng đó là điều tốt bởi Google đã xác định rằng các tài khoản này do bạn tạo ra, thông tin này thuộc về các bạn. Thông tin địa chỉ, số điện thoại, thương hiệu… xuất hiện nhiều nơi sẽ giúp SEO địa chỉ doanh nghiệp của bạn lên Google Map hoặc những thông tin này có khả năng cao xuất hiện ở kết quả tìm kiếm tự nhiên. Trong trường hợp này Footprint lại giúp bạn xây dựng được uy tín thương hiệu, SEO địa chỉ doanh nghiệp của bạn ngay trên trang tìm kiếm mà người dùng không cần phải truy cập vào website.

3.2. Trường hợp cần tránh Footprint

Với những người đang làm SEO thì chắc chắn rằng bạn không muốn dính phải Footprint cho trang web hay tài khoản mạng xã hội của mình. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng hành vi mờ ám, thủ thuật với mục đích gia tăng thứ hạng thì có thể bạn sẽ bị Google phát hiện ra Footprint. Ví dụ như để tối ưu cho website bạn thường tạo ra hàng loạt các website vệ tinh, phát triển nội dung trên các trang đó với mục đích trỏ backlink về nhằm tăng Pagerank nhưng nếu site vệ tinh bị Google phát hiện không nhưng không hỗ trợ tốt cho trang chính mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình SEO của trang chính.

Án phạt của Google khi phát hiện Footprint:

– Nếu nhẹ thì Google chỉ giảm giá trị của các backlink. Mức phạt này như một lời cảnh cáo của Google với những việc bạn đang làm.

– Nặng hơn Google đưa án phạt với trang chính, không cho tăng thứ hạng trong một khoảng thời gian nhất định, bạn cần chỉnh sửa và tối ưu lại hệ thống. Điều này sẽ làm bạn khá mất thời gian và công sức đó.

– Nặng nhất là cả hệ thống web vệ tinh sẽ bị đánh sập, công sức và thời gian bạn đổ vào đó coi như bằng 0. Chính vì vậy bạn cần phải cân nhắc ngay từ đầu tiên làm sao cho phát triển các website vệ tinh một cách tự nhiên nhất.

Footprint cũng có mặt lợi, mặt hại riêng. Là SEOer chân chính bạn hãy biết cách tận dụng mặt có lợi và hạn chế nhất mặt hại để phục vụ tốt nhất cho việc SEO website.

Rich snippets là gì? Hướng dẫn sử dụng Rich Snippets cho website

Với những người làm Seo chuyên nghiệp thì khái niệm Google Rich Snippests không phải là khái niệm quá xa lạ. Bài viết này sẽ giúp bạn đi tìm lời giải cho câu hỏi Google Rich Snippets là gì cùng với các vấn đề liên quan xung quanh nó.

1. Rich Snippets là gì?

Hiểu một cách đơn giản Rich Snippets là một đoạn thông tin đặc biệt dùng để hiển thị thêm các thông tin trên các công cụ tìm kiếm giúp cho người dùng dễ dàng xác định đúng kết quả tìm kiếm mà họ đang cần.

Nếu như không có sự trợ giúp của các Rich Snippets này thật sự người dùng sẽ rất khó khăn trong tìm kiếm, phải mất rất nhiều thời gian mới có thể có kết quả theo mong muốn của mình.

2. Các loại Rich Snippets thường gặp

Author

– Author: giúp hiển thị đường link dẫn tới những thông tin cá nhân của tác giả, author có kèm cả ảnh và tên tác giả của bài viết đó. Điều này giúp cho người dùng biết được ai là tác giả của bài viết. Đặc biệt nếu như bạn cũng sử dụng Google Plus thì có thể nhấp link để tới trang cá nhân của tác giả.

Brescrumbs

– Brescrumbs: Giúp hiển thị link điều hướng các chuyên mục của bài viết đó giúp cho người dùng biết được bài viết đang đọc được nằm trong chuyên mục nào, cấu trúc liên kết dẫn tới nó ra sao.
Event

– Event: Những thông tin quan trọng nổi bật trong sự kiện mà bạn tổ chức hiển thị được gọi là Event. Thông tin này bao gồm những thông tin cơ bản nhất của sự kiện như: tên event, thời gian bắt đầu diễn ra, thời gian kết thúc, địa điểm tổ chức event ở đâu.

Organizations

– Organizations: Giúp hiển thị thông tin của cơ quan sở hữu trang web như tên cơ quan, trụ sở, số điện thoại và link đường dẫn tới trang web.
People

– People: Giúp hiển thị nơi làm việc như công ty, địa điểm và vị trí làm việc của một người nào đó.
Products

– Products: Đây là Rich Snippets rất quan trọng với những người bán hàng qua mạng giúp hiển thị những thông tin cần thiết khi bán hàng như giá tiền, đánh giá của các khách hàng đã mua sản phẩm.
Recipes

– Recipes: Tính năng này giúp hiện những thông tin nổi bật trong bài viết ẩm thực như thời gian hoàn thành, công thức, thông tin đánh giá. Đó là thông tin rất thú vị và hấp dẫn với những người yêu thích ẩm thực.
Review

– Review: Hiển thị giá của sản phẩm và đánh giá của người dùng về sản phẩm.

Software Application

– Software Application: Hiển thị hình ảnh đại diện và giá tiền của ứng dụng. Khi bạn đăng một ứng dụng lên và muốn hiển thị thông tin liên quan đến ứng dụng thì ta nên sử dụng điều này.
Facebook Share

– Facebook Share: Rich Snippets bao gồm tùy chỉnh tiêu đề, giới thiệu và hình ảnh để khi chia sẻ liên kết lên facebook nó sẽ hiển thị cả tiêu đề, giới thiệu, hình ảnh.

3. Lợi ích khi sử dụng Rich Snippets

Như chúng ta đã biết thì có rất nhiều loại Rich Snippets, ít nhất là 10 loại kể trên: Author, Brescrumbs, Event, Organizations, People, Products, Recipes, Review, Software Application, Facebook Share…. Trong đó, mỗi loại Rich Snippets lại đảm nhận những vai trò khác nhau.

Chúng ta có thể nói tóm gọn lại lợi ích của Rich Snippets đó là làm nổi bật kết quả trang web của bạn trên bộ máy tìm kiếm. Giữa hàng nghìn website thật khó thể biết được thông tin website nào là hữu ích với người dùng nếu như không có đoạn mô tả của Rich Snippets. Rich Snippets giúp bổ sung những thông tin giá trị với người dùng, khả năng họ sẽ nhấp chuột vào trang web cao hơn bởi vì trang web của bạn chứa đựng những thông tin có thể phù hợp với nhu cầu mà họ đang tìm kiếm.

Hiểu được những lợi ích khi sử dụng Rich Snippets mang lại bạn đừng quên áp dụng nó vào trong trang web của bạn. Chắc chắn rằng nó sẽ giúp cho trang website của bạn chuyên nghiệp hơn, giúp người dùng tin tưởng hơn, đặc biệt là sẽ tăng số lần click vào trang web của bạn đáng kể. Mỗi Rich Snippets lại có những tác dụng riêng nên hãy tùy vào từng website mà lựa chọn Rich Snippets phù hợp để tối ưu hóa thông tin hiển thị, giúp người dùng dễ dàng tìm đến trang của bạn hơn.

4. Hướng dẫn sử dụng Rich Snippets

Rich Snippets có những lợi ích tuyệt vời, sử dụng Rich Snippets cũng không quá khó như bạn nghĩ. Google đã hướng dẫn 3 bước để thực hiện Rich Snippets như sau:

4.1. Bước 1: Chọn định dạng cho cấu trúc HTML

Hiện nay thì có 3 kiểu định dạng để tạo Rich Snippets thông qua cấu trúc HTML trên chính website của bạn gồm có: Microdata, Microformats, Rdfa. Google khuyên người dùng nên sử dụng kiểu định dạng cơ bản đó là Microdata, có lẽ rằng kiểu định dạng này được cập nhật thường xuyên và hỗ trợ tốt nhất trên nền tảng. Tất nhiên rằng bạn có thể thử sức với các kiểu định dạng khác nhưng nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên sử dụng Microdata. Kinh nghiệm của nhiều đàn anh cho rằng Google khuyên sử dụng cái gì thì chúng ta nên sử dụng cái đó sẽ an toàn và hiệu quả hơn nhiều.

4.2. Bước 2: Định dạng nội dung

Một bước quan trọng trong hướng dẫn sử dụng Rich Snippets của Google đó là định dạng nội dung. Google cũng chỉ rõ những nội dung được Google hỗ trợ cho Rich Snippets.

– Review: Rich Snippets để đánh giá nội dung

– People: Rich Snippets giúp hỗ trợ định dạng thông tin cá nhân

– Product: Rich Snippets để hiển thị thông tin nổi bật của sản phẩm

– Businesses and organizations: Rich Snippets giúp hiển thị thông tin của tổ chức hay doanh nghiệp.

– Event: Rich Snippets định dạng thông tin quan trọng của sự kiện

– Music: Rich Snippets hiển thị các thông tin có liên quan đến âm nhạc

4.3. Bước 3: Kiểm tra Rich Snippets

Sau khi đã định dạng xong nội dung của các Rich Snippets, bạn cần phải kiểm tra xem Rich Snippets vừa định dạng đã chính xác chưa. Bạn nên sử dụng các công cụ được cung cấp bởi Google để kiểm tra lại sẽ hiệu quả hơn. Để Google Rich Snippets có thể hiển thị trên kết quả tìm kiếm nếu bạn đã thực hiện đúng các bước cũng cần phải cần có thời gian.Hướng dẫn sử dụng Rich Snippets cùng với những thông tin trên đây hy vọng rằng bạn có thể hiểu tường tận hơn về khái niệm này. Rich Snippets rất quan trọng với website nên đừng bỏ qua điều này trong trang web của bạn.